Mâm lễ cúng rằm tháng Giêng gồm những gì?

Rằm tháng Giêng hay tết Nguyên Tiêu diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch (tức ngày 26/2/2021 dương lịch) là một trong những ngày lễ rất quan trọng đối với người Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằm tháng Giêng gì, tết Nguyên Tiêu là gì, mâm lễ cúng rằm tháng Giêng gồm những gì, cúng rằm tháng Giêng như thế nào? Để tìm hiểu rõ hơn về rằm tháng Giêng, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Rằm tháng Giêng là ngày rằm đầu tiên của năm mới thường được bắt đầu từ đêm 14 cho đến hết ngày 15 của tháng Giêng theo Âm lịch. Vì vậy, các gia đình có thể tiến hành cúng rằm tháng Giêng trước vào ngày 14 tháng Giêng hoặc cúng vào đúng ngày 15 tháng Giêng.

Vào ngày rằm tháng Giêng, các gia đình Việt thường chuẩn bị mâm lễ cúng rằm tháng Giêng tại nhà để bày tỏ tấm lòng biết ơn thành kính đối với thần linh, tổ tiên và cầu mong một năm mới thật nhiều may mắn và thuận lợi.

Mâm lễ cúng rằm tháng Giêng

Mâm cơm cúng rằm tháng Giêng tại nhà có thể là mâm cúng mặn (cúng gia tiên) hoặc mâm cúng chay (cúng Phật) tùy từng điều kiện của mỗi gia đình.

Mâm lễ cúng rằm tháng Giêng

Nhiều gia đình làm cả cỗ mặn cúng gia tiên và cỗ chay cúng Phật.

Mâm cỗ chay cúng Phật ngày rằm tháng Giêng gồm có hoa quả, chè xôi, các món đậu, canh xào và có thể thêm món bánh trôi nước với ý nghĩa cầu mong cả năm suôn sẻ, hạnh phúc tròn đầy.

Mâm cỗ cúng mặn rằm tháng Giêng đầy đủ nhất thường gồm 10 món (4 bát và 6 đĩa) đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt. 4 bát có thể là canh mọc, canh măng, canh bóng, hoặc canh miến… 6 đĩa có thể là bánh chưng, thịt gà, nem, chả, giò, thịt lợn luộc, các món xào…

Gợi ý một số món ăn trong mâm cỗ cúng mặn rằm tháng Giêng gồm:

  • Bánh chưng (miền Bắc) hoặc bánh tét (miền Nam).
  • Xôi gấc.
  • Gà luộc.
  • Chân giò bó luộc.
  • Nem.
  • Giò
  • Nước chấm.
  • Canh măng/mọc.
  • Món xào.
  • Cơm tẻ.

Ngoài mâm cỗ cúng, lễ vật cúng rằm tháng Giêng còn phải có hương, hoa, quả, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, thuốc lá.

Nếu không có ban thờ Phật thì gia chủ chỉ cần chuẩn bị một mâm cúng gia tiên là đủ.

Các gia đình cũng có thể chuẩn bị mâm lễ cúng ngày rằm tháng Giêng nhỏ và đơn giản tùy theo điều kiện của mỗi gia đình.

Cách cúng rằm tháng Giêng

Sau khi chuẩn bị xong lễ vật, gia chủ có thể chọn giờ đẹp, giờ tốt trong ngày để cúng rằm tháng Giêng.

  • Giờ tốt ngày 14 tháng Giêng: giờ Thìn (7h-9h), Tỵ (9h-11h), Thân (15h-17h), Dậu (17h-19h).
  • Giờ tốt ngày rằm tháng Giêng: Giờ Thìn (7h-9h), Ngọ (11h-13h), Mùi (13h-15h).

Sau khi bày lễ vật, thắp hương, gia chủ đọc bài văn khấn cúng rằm tháng Giêng để lễ cúng được chỉn chu nhất.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?